Đặc biệt: Tặng loa Laptop Bluetooth trị giá 950.000đ cho khách hàng đến mua máy trong tháng 01/2019
Thông số kỹ thuật:
- 8 GB, DDR4 Bus 2133 Mhz (8GB*1)
- SSD+ HDD, 128GB SSD + 1000GB 7200rpm Hard Drive Sata
- WIFI : 802.11ac , LAN : 10/100/1000 Mbps
- Free DOS
- 2.4 Kg
Bạn có thể xem MSI GE62 7RE Apache Pro là bản thu nhỏ của MSI GE72VR Apache Pro mà mod bksw đã đánh giá cuối năm ngoái hoặc phiên bản vỏ kim loại của MSI GP62 MVR mà mình từng trên tay cũng không sai. Với thế hệ 2017, MSI vẫn giữ nguyên thiết kế các mẫu laptop của mình và MSI GE62 7RE Apache Pro (mình sẽ gọi tắt là GE62 để bạn tiện theo dõi) cũng không phải là ngoại lệ. Đó là phong cách thiết kế tối giản lấy tông màu đen làm chủ đạo, sử dụng góc cạnh để toát nên sự mạnh mẽ của một chiếc laptop chơi game mà không cần đèn đóm màu mè. Và dĩ nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến logo rồng đặc trưng nhìn phát biết ngay laptop chơi game MSI. Không hiểu vì sao nhưng từ GE trở xuống thì MSI họ vẫn dùng logo rồng cũ, chứ không phải bản mới nhất mà bạn thấy trên GS hay GT.

Phần cứng cực mạnh đòi hỏi tản nhiệt phải to, “nội thất” phải thoáng vì vậy nếu bạn để ý thì các mẫu laptop chơi game truyền thống (trừ GS) sẽ không mang lại cảm giác “nguyên khối” như những dòng ultrabook vốn tận dụng triệt để không gian bên trong. Chính vì vậy mà cảm giác chắc chắn của một chiếc laptop chơi game phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu vỏ, và đó cũng là lý do mà tuy cùng một thiết kế nhưng lớp vỏ bằng hợp kim nhôm của GE62 đem lại cảm giác chắc chắn hơn hẳn so với vỏ nhựa của GP62. Bề mặt được xử lý nhôm xước cũng đem lại cảm giác rất ư là sang chảnh.

Bàn phím do SteelSeries hợp tác sản xuất cùng MSI, được tích hợp đèn LED RGB. Khoảng cách phím được bố trí tiêu chuẩn nên khá dễ làm quen, đặc biệt là phím Windows được đẩy sang bên phải phím Space và thay bằng phím Fn để tránh lúc đang chơi bạn bấm nhầm lại văng ra ngoài. Bàn rê thật ra cũng chẳng có gì đặc sắc, vì đã là game thủ thì chúng ta đều biết chuột mới là vũ khí tốt nhất.


GE62 được trang bị khá đầy đủ các cổng kết nối gồm 1 USB 2.0, 2 USB 3.0, USB-C, HDMI, DisplayPort và jack âm thah và khe cắm thẻ nhớ. Thậm chí chúng ta còn có cả đầu đọc DVD nữa. Có lẽ nhiều bạn sẽ cảm thấy hơi thừa, tuy nhiên đối với mình thì cổng LAN cũng khá ư là quan trọng vì đôi lúc cắm dây là giải pháp tốt nhất để có được kết nối mạng ổn định

GE62 sử dụng màn hình IPS, độ phân giải FullHD với tần số quét tiêu chuẩn 60 Hz. Chất lượng hình ảnh thì cũng chỉ dừng ở mức khá, cơ mà không biết có phải đáp ứng gu của game thủ hay không mà nó có xu hướng rực rỡ thái quá khiến màu sắc lệch với thực tế khá nhiều. Nói chung là chơi game hay xem phim tương đối ổn nhưng nếu bạn có nhu cầu chỉnh sửa hình ảnh thì cần phải lưu ý cân chỉnh lại. Thật ra thì màn hình laptop chơi game thì chỉ đến mức này thôi, bạn có mua mấy dòng cao hơn thì nó cũng không thể xuất sắc như các dòng ultrabook được, trừ khi là chọn loại 120 Hz (tấm nền TN và chỉ có ở các dòng 17,3 inch) để lấy tốc độ đè màu sắc.

Xét về tổng thể, GE62 là dòng máy có thiết kế và độ hoàn thiện (bên ngoài) rất tốt. Một số tính năng như vỏ kim loại, đèn bàn phím RGB và màn hình IPS thì nói chung đã trở thành tiêu chuẩn, ngay cả khi chuyển lên dòng cao hơn thì cũng sẽ không thay đổi. Kiểu dáng hơi “truyền thống” của GE có thể không sexy bằng GS, cũng chẳng hầm hố như GT; nhưng nó đem lại cho các game thủ sự cân bằng rất tốt giữa kích thước – sức mạnh – giá thành. Và khi nói đến sức mạnh, sự thực dụng trong kiểu dáng của GE62 cho phép MSI thiết kế tản nhiệt khá ư là hiệu quả.
GTX 1050 Ti hiệu năng khá
Như mình đã đề cập ngay từ đầu, nếu chỉ nhìn vào phần thông số kỹ thuật cơ bản thì dĩ nhiên GE62 không phải là sự lựa chọn hàng đầu dành cho các bạn muốn đạt được số khung hình cao nhất trong tầm giá trên dưới 30 triệu đồng. Để đạt được điều đó thì bạn có thể cân nhắc dòng GP62MVR với card đồ hoạ GTX 1060. Phiên bản GE62 mà mình test thì dùng card GTX 1050 Ti với sức mạnh khiêm tốn hơn.

So với cấu hình cơ bản, chiếc GE62 của mình có 2 nâng cấp đáng chú ý là RAM tăng từ 8 lên 16 GB và tích hợp sẵn SSD Nvme 128 GB nên giá tăng lên khoảng 2 triệu đồng (32 triệu so với 30 triệu). Cần lưu ý là đối với mẫu GE mặc định chỉ sử dụng 1 thanh 8 GB DDR4, bổ sung thêm 1 thanh 8 GB nữa không chỉ gấp đôi dung lượng còn tăng cả băng thông nhờ tận dụng thiết lập dual-channel. Trong khi đó thì ưu điểm của việc bổ sung SSD so với HDD là không thể bàn cãi, giúp tăng tốc độ khởi động Windows và load game lên đáng kể.

MSI GE62 sử dụng hệ thống tản nhiệt Cooler Boost 4 với 2 quạt và 6 ống đồng dẫn nhiệt. Điểm mình thích là bạn có một phím bấm vật lý chuyên dụng để kích quạt lên tối đa để đem lại nhiệt độ mát mẻ nhất, bù lại thì nó cũng hú khá là to. Vì vậy mình khuyến khích là nếu dùng chế độ Turbo Boost thì bạn nên dùng tai nghe để tránh mất tập trung khi chơi, đồng thời lưu ý ánh mắt của người xung quanh nữa. Còn hiệu quả thì mời bạn tham khảo ngay sau đây:


Ở trên bạn sẽ thấy tình trạng nhiệt độ CPU và GPU của MSI GE62 trước và sau khi kích hoạt Cooler Boost. Trong môi trường quán cafe máy lạnh, sử dụng benchmark là Rise of The Tomb Raider, chúng ta thấy nhiệt độ được cải thiện đáng kể từ 64 độ (GPU) và 66 độ (CPU) hạ xuống còn 57 độ. Ngay cả khi chưa kích hoạt Cooler Boost, bạn sẽ thấy rằng hệ thống tản nhiệt của GE62 vẫn giúp cho máy hoạt động tương đối mát mẻ và hoàn toàn có thể đạt mức xung nhịp tối đa (1721 MHz) của GPU 1050 Ti. Như vậy về cơ bản thì tuỳ theo nhu cầu, bạn không nhất thiết phải bật chế độ Cooler Boost vì ngay ở mặc định thì nhiệt độ vẫn được kiểm soát khá tốt.
Sau đây là kết quả thử nghiệm nhanh một số trò chơi trên GE62 7RE, tất cả đều ở độ phân giải FullHD và thiết lập hiệu ứng tối đa (trừ Witcher 3 set ở Medium vì nó nặng quá).
Tổng điểm 2315, trong đó GTX 1050 Ti đạt 2144 điểm và Core i7-7700HQ là 4230 điểm
Rise of The Tomb Raider
Tốc độ khung hình trung bình 51,25 fps với DirectX12
Doom (2016)
Tốc độ khung hình trung bình 54 fps khi sử dụng chế độ dựng hình Vulkan
The Witcher 3: Wild Hunt
60 fps với thiết lập độ đồ hoạ Medium
Hiệu năng của GTX 1050 Ti 4 GB tuy không phải là xuất sắc nhất trong tầm giá nhưng nhìn chung vẫn cân tốt các trò chơi phổ biến hiện nay nếu như bạn không cần max setting. Thêm 5 triệu nữa thì chúng ta sẽ có phiên bản GE62VR với cấu hình tương đương nhưng sử dụng card 1060 6 GB mạnh mẽ hơn.
Ở cùng phân khúc giá khoảng 30 triệu này nếu như muốn đạt được tốc độ khung hình cao nhất thì bạn có thể cân nhắc mẫu GP62MVR cũng của MSI với card GTX 1060 3 GB. Phiên bản GP62MVR 2017 giống hoàn toàn với bản 2016 mà mình đã trên tay cách đây không lâu, trừ việc đổi sang dùng CPU i7-7700HQ thay cho Core i7-6700HQ. Khi dùng để chơi game, cả 2 CPU này đều dư dả trong việc khai thác hết sức mạnh của GTX 1060 và GTX 1050. Vì vậy nếu mục đích của bạn chỉ là chơi game chứ không chạy Prime95 hay Furmak thì có thể cân nhắc chọn bản Core i7-6700HQ có mức giá nhẹ hơn kha khá.





Laptop T&T – Uy Tín Tạo Thành Công.
Call, Zalo: 0384.744.791 – 0905.677.427
Địa chỉ CS1: 484 Núi Thành, Hải Châu, Tp.Đà Nẵng.
Địa Chỉ CS2: 784 Trần Cao Vân, Thanh Khê, Tp.Đà Nẵng.
Bình luận