Về cấu hình, TP201 được trang bị cấu hình với:
- CPU: Intel Pentium N3710 (4 CPUs), xung nhịp 1,6 GHz (Burst Frequency 2,56GHz)
- GPU: Intel HD Graphics 400 – 700 MH;
- RAM: 4 GB DDR3L 1600 MHz
- Bộ nhớ trong: 500 GB
- Kích thước màn hình: 11.6inch (1366 x 768 pixels)
- Cảm ứng: Có (Touchscreeen)
- Webcam: VGA Webcam
- Kích thước: Dài 297 mm – Ngang 201.3 mm – Dày 21.95 mm
- Cổng kết nối: HDMI, USB 2.0, 3.0, Type C
-
Trọng lượng: 1.39 kg
TP201SA là chiếc laptop “biến hình” nhỏ nhất và nhẹ nhất của dòng ASUS Transformer Book Flip. Máy vẫn được thiết kế theo phong cách quen thuộc của dòng máy này với bản lề linh hoạt cho phép gập màn hình 360⁰ từ trước ra sau để sử dụng như một chiếc máy tính bảng. Chất liệu được sử dụng vẫn là vỏ nhôm phay xước màu Gold rất sang trọng. Ngoài ra thì cấu hình máy cũng đã được ASUS nâng cấp với vi xử lý Intel Pentium và Windows 10.
So với các mẫu laptop khác thuộc dòng Transformer Book Flip thì TP201SA có lẽ là chiếc đẹp nhất. Mình đã từng trải nghiệm qua TP500, TP300 và với TP200 thì cảm nhận ban đầu là nó cao cấp hơn hẳn so với 2 phiên bản trước. Tương ứng với tên mã TP201, máy có màn hình 12″ (thực tế là 11,6″) nhỏ cỡ tờ giấy A4 và trọng lượng của máy chỉ 1,2 kg. Với trọng lượng này thì mình nghĩ TP201 có thể dùng ở chế độ máy tính bảng thoải mái hơn và khả thi hơn so với những phiên bản to khổng lồ như TP500.
Vỏ máy, nội thất vẫn được làm chủ yếu bằng nhôm, đáy máy bằng nhựa nhưng được ASUS hoàn thiện tốt hơn. Tại nắp máy, ASUS tiếp tục hoàn thiện kiểu nhôm phay xước nhưng màu sắc đã được thay đổi, cụ thể là có 2 tùy chọn màu gồm bạc tinh thể (crystal silver) và xanh đen (dark blue). Chiếc máy mình trên tay có màu crystal silver, màu sắc này giống như bạc pha với vàng champaigne nhưng nhạt hơn. ASUS uốn cong tại các mép, tạo cảm giác màn hình máy rất mỏng nhưng thực tế thì không.
TP201 cũng có bản lề kép như mình đã đề cập với 2 khớp xoay mỗi bên cho phép màn hình máy gập ngược ra sau để dùng như máy tính bảng. Bản lề được bọc trong một thanh nhựa được làm cùng màu với vỏ máy, tạo cảm giác liền khối, đẹp mắt.
Thân và đáy máy được làm bằng nhựa, tách biệt rõ ràng. Nhìn ở góc độ này thì bạn cũng có thể thấy độ dày của TP201 và nó được tích hợp nhiều cổng kết nối. Tại cạnh trái có cổng nguồn thiết kế dẹt giống như cổng microUSB, các phím tăng giảm âm lượng, phím nguồn, khe đọc thẻ microSD để mở rộng bộ nhớ, microHDMI, USB 3.0 full-size và đặc biệt là USB-C. Tại cạnh phải chỉ có jack tai nghe 2 trong 1 và 1 cổng USB 2.0. Vị trí phím nguồn được đặt khá lạ, nó nằm ở giữa cạnh trái, cùng màu với thân máy và cũng không có đèn hiệu nên mình thường phải mò mò để tìm ra nó.
Đáy máy là một tấm nhựa vừa khít với thân máy, tại đáy máy có 2 loa trái phải gần cạnh trước, 4 đệm cao su chống trượt và chống trầy. Với kiểu thiết kế này thì bạn có thể vặn mấy con ốc và mở TP201 ra xem nội tạng cũng như nâng cấp thêm, có thể là RAM bởi ASUS cho biết dung lượng RAM lên đến 4GB/
Mở màn hình ra – thực sự là không dễ bởi ASUS không thiết kế gờ lõm hay một mấu nhỏ để chúng ta có thể đặt tay mở máy. Chuyện đặt máy trên bàn và mở bằng 1 tay là điều hầu như không thể, ngón tay không có chỗ bám để mở màn hình lên và mình toàn phải cầm cả máy lên mở như kiểu bóc vỏ sò.
Bỏ qua chuyện khó mở màn hình thì nội thất của TP201 được hoàn thiện khá tốt. Đầu tiên là màn hình được phủ một lớp kính cường lực tràn ra gần sát viền nhưng bọc ngoài vẫn có một phần viền nhựa để tăng độ cứng cáp. Bản lề máy có thiết kế chắc chắn hơn so với các phiên bản TP300 hay TP500 mà mình từng dùng qua nên khi gõ phím thì hiện tượng rung lắc ít xảy ra hơn.
Trở lại với màn hình của TP201 thì mình đánh giá là nó chất lượng hơn hẳn so với các phiên bản TP300 hay TP500. Mình từng đánh giá TP500 và màn hình của nó rất kém do ASUS dùng tấm nền TN, góc nhìn hẹp, độ tương phản thấp khiến hình ảnh nhợt nhạt, màu sắc cũng sai nhiều. Với chiếc TP201 này thì ASUS dùng tấm nền IPS, độ phân giải 1366 x 768 px đủ để nội dung trên màn hình 11,6″ giữ được độ sắc nét cần thiết, nếu nhìn qua thì nó giống như màn hình Full HD trên một chiếc máy 15,6″. Tấm nền IPS cho góc nhìn rộng hơn và nó phù hợp với kiểu thiết kế đa chế độ sử dụng hơn thay vì TN. Thêm nữa là chất lượng của tấm nền này cũng rất tốt, nó có độ sáng vừa phải, độ tương phản cao và màu sắc được tái hiện chân thực. Chỉ có nhược điểm là lớp kiếng bên ngoài bám rất nhiều dấu vân tay qua một lúc sử dụng và phản chiếu cao khiến khó đọc dưới nguồn sáng trực tiếp.
Bàn phím cũng được ASUS thiết kế lại. Mới nhìn qua thì mình khá bất ngờ bởi kích thước các phím lớn tương đương bàn phím của một chiếc máy tầm 14″ trở lên. Các phím ký tự chính được ASUS giữ nguyên thiết kế chuẩn trên nhiều mẫu máy của hãng, riêng các phím chức năng được làm nhỏ lại.
Ngay bên dưới bàn phím là bàn rê đa điểm có kích thước khá lớn, khoảng 7,7 x 4,5 cm và chất lượng rất tốt. Bề mặt bàn rê được phủ kiếng không gây rít, bàn rê dạng clickpad có thể nhấn vào mọi vị trí và hỗ trợ thao tác đa điểm mượt mà trên Windows 10.
—————————————————————————————-
Thủ tục đơn giản, bảo mật thông tin.
Sản phẩm bán ra cam kết được kiểm tra kỹ lưỡng.
Dùng thử miễn phí trong 07 ngày đầu tiên.
Cam kết giá tốt nhất thị trường.
Quà tặng kèm vô cùng hấp dẫn.
Laptop T&T – Uy Tín Tạo Thành Công.
Call, Zalo: 0384.744.791 – 0905.677.427
Địa chỉ CS1: 484 Núi Thành, Hải Châu, Tp.Đà Nẵng.
Địa Chỉ CS2: 784 Trần Cao Vân, Thanh Khê, Tp.Đà Nẵng
Bình luận